Nếu bạn đang muốn tìm kiếm ý tưởng cho bài viết tiếp theo của bạn hay muốn bài viết có một thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Để làm được những điều này bạn cần sử phải sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa.
Với kinh nghiệm viết blog hơn 2 năm của mình, Thiều sẽ chỉ ra giúp bạn những công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí và trả phí tốt nhất để bạn có thể lựa chọn.
Tổng hợp 15 công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất trong năm 2023
1. Google Keyword Planner: Miễn phí
2. Hộp tìm kiếm của Google: Miễn phí
3. Keyword Generator: Miễn phí
4. Keyword Surfer: Miễn phí
5. Google Trend: Miễn phí
6. Keyword Everywhere: Miễn phí
7. AnswerThePublic: Miễn phí
8. Keyword Sheeter: Miễn phí
9. Hộp tìm kiếm Youtube: Miễn phí
10. Ahrefs: Miễn phí (Có giới hạn) hoặc trả phí
11. Google Keyword Tool: Miễn phí (Có giới hạn) hoặc trả phí
12. SEMrush: Miễn phí (Có giới hạn) hoặc trả phí
13. KWFinder: Trả phí
14. Spineditor: Trả phí
15. Twinword Ideas: Miễn phí (Có giới hạn) hoặc trả phí
Danh sách bao gồm tất cả công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí và trả phí tốt nhất trong năm 2022.
Và Thiều sắp xếp danh sách này thành hai phần chính: công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí và công cụ nghiên cứu từ khóa trả phí. Chúng được sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới – nghĩa là công cụ được xếp ở trên sẽ được đánh giá cao hơn công cụ xếp dưới nó.
1. Google Keyword Planner
Công cụ nghiên cứu từ khóa Google miễn phí tốt nhất trong danh sách này là Google Keyword Planner – công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí do Google cung cấp. Đây là công cụ nằm trong Google Adwords (hay Google Ads) công cụ tạo các chiến dịch quảng cáo trên Google và cho phép người dùng có thể thực hiện phân tích từ khóa.
Cách sử dụng Google Keyword Planner
Để sử dụng Google Keyword Planner bạn cần đăng ký một tài khoản Google Adwords (hay Google Ads). Để đăng ký bạn chỉ cần truy cập vào trang chủ Google Ads, chọn đăng ký và làm theo các bước để hoàn tất việc tạo tài khoản.
Bạn sẽ không cần chạy các chiến dịch quảng cáo vẫn có thể phân tích từ khóa.
Sau khi đã hoàn thành việc tạo tài khoản thì bạn cần chọn vào mục “Công cụ và cài đặt“. Sau đó, chọn “Công cụ lập kế hoạch từ khóa“.
Tại đây, bạn sẽ có hai sự lựa chọn.
Để thực hiện phân tích từ khóa bạn cần chọn vào mục đầu tiên “Khám phá các từ khóa mới“. Sau đó, bạn chỉ cần nhập từ khóa mà bạn muốn phân tích.
Ví dụ: Thiều muốn tìm từ khóa “viết blog kiếm tiền”.
Và dưới đây là kết quả.
Như vậy, đây là một công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí tốt nhất mà bạn có thể sử dụng. Bởi nó bao gồm mọi thông tin mà bạn cần biết như: số lần tìm kiếm hàng tháng, thay đổi trong ba tháng (mức độ tăng trưởng), mức độ cạnh tranh, v.v…
Với việc bạn không tham gia vào chiến dịch quảng cáo của Google thì số lần tìm kiếm hàng tháng sẽ hiện thị dưới dạng trung bình (100 – 1N) chứ không phải là một con số cụ thể.
Ưu điểm
- Giao diện dễ thao tác và sử dụng
- Là công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí từ Google
- Cho phép nghiên cứu nhiều cụm từ khóa cùng lúc
- Dữ liệu từ khóa trả về chính xác, được lấy trực tiếp từ Google
- Cung cấp đầy đủ các thông số cần thiết như: Volume, xu hướng tìm kiếm, độ cạnh tranh,…
Nhược điểm
- Dữ liệu về từ khóa không cụ thể, ở dạng trung bình (10 -100), nếu như chưa từng tham gia chiến dịch quảng cáo Google
- Không có nhiều cụm từ khóa gợi ý và các cụm từ khóa gợi ý cũng khá rộng
Nên sử dụng khi nào?
Công cụ nghiên cứu từ khóa Google Keyword Planner là công cụ miễn phí hàng đầu, mà bạn không nên bỏ qua. Do đó, bạn nên sử dụng Google Keyword Planner khi bạn muốn nghiên cứu từ khóa để biết được chủ đề bạn muốn viết có lượng tìm kiếm hàng tháng tốt không, độ cạnh tranh và xu hướng của từ khóa đó để bạn có thể thực hiện viết bài.
2. Hộp tìm kiếm của Google
Một công cụ nghiên cứu từ khóa thủ công trên Google và được đánh giá là cách nghiên cứu từ khóa hàng đầu. Bởi tất cả thao tác tìm kiếm của người dùng đều thực hiện tại đây và Google cho bạn biết rằng người dùng đang tìm kiếm điều gì thông qua hộp tìm kiếm của họ.
Bạn cần biết rằng, bạn đang viết bài để trả lời các truy vấn của người dùng, nên đây là cách tốt nhất để bạn có thể biết được người dùng đang quan tâm đến vấn đề gì và nó cũng đưa ra những ý tưởng (từ khóa) cho bài viết của bạn.
Cách sử dụng box tìm kiếm của Google
Cách thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần tìm kiếm những từ khóa trên hộp tìm kiếm của Google.
Ví dụ: Thiều đang muốn viết bài về hướng dẫn viết bài cho người mới bắt đầu. Mình sẽ thực hiện tìm kiếm cụm từ khóa “viết bài chuẩn SEO”.
Khi bạn thực hiện điền từ khóa vào hộp tìm kiếm, công cụ sẽ tự động điền những từ khóa liên qua mà người dùng cũng đang tìm kiếm.
Ngoài ra, bạn còn có thể tìm kiếm điều tương tự ở dưới cùng (chân trang) của kết quả tìm kiếm.
Để có thêm những từ khóa mục tiêu khác thì bạn có thể chọn (click) vào một trong những gợi ý ở cuối trang (chân trang). Sau đó, lại tiếp tục di chuyển xuống cuối trang để biết được những từ khóa liên quan khác mà người dùng đang tìm kiếm.
Ưu điểm
- Dễ dàng sử dụng
- Hoàn toàn miễn phí
- Đưa ra các gợi ý về từ khóa mà người dùng đang tìm kiếm
Nhược điểm
- Hạn chế về từ khóa gợi ý
- Không có dữ liệu về lưu lượng tìm kiếm
Nên sử dụng khi nào?
Có thể nói, đây là cách nghiên cứu từ khóa khá cơ bản. Bởi nó hạn chế về số lượng từ khóa được hiển thị khi bạn thực hiện tìm kiếm, cũng như không có thông tin về lưu lượng tìm kiếm hàng tháng.
Tuy không có những con số chính xác nhưng cách nghiên cứu từ khóa này cũng giúp bạn có thêm những ý tưởng cho bài viết của bạn. Bởi những từ khóa được gợi ý đều là những từ khóa liên quan mà người dùng đang tìm kiếm.
3. Keyword Generator
Đây là một công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí hàng đầu. Bởi đây là một công cụ nghiên cứu từ khóa hiếm hoi hiển thị chi tiết số lượng tìm kiếm hàng tháng, độ khó của từ khóa. Đặc biệt, là sử dụng vô cùng đơn giản và bạn không cần phải đăng nhập.
Keyword Generator hỗ trợ bạn nghiên cứu từ khóa trên một số nền tảng phổ biến như: Google, Bing, Youtube, Amazon.
Cách sử dụng Keyword Generator
Trước khi thực hiện nhập từ khóa, bạn cần chọn nền tảng mà bạn muốn tìm kiếm (Google, Bing, Youtube, Amazon) và thay đổi quốc gia (Việt Nam).
Và dưới đây là kết quả khi Thiều thực hiện nghiên cứu từ khóa về “digital marketing“.
Với tìm kiếm này bạn sẽ nhận được 100 từ khóa đầu tiên trong hơn 5000 từ khóa. Vì đây là công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí được cung cấp bởi Ahrefs (công cụ nghiên cứu từ khóa trả phí tốt nhất thế giới) nên bạn sẽ chỉ nhận được 100 từ khóa đầu tiên, để có thể nhận được nhiều hơn thì bạn cần nâng cấp lên gói trả phí của họ.
Ưu điểm
- Hoàn toàn miễn phí
- Cung cấp chính xác lưu lượng tìm kiếm hàng tháng
- Nhiều cụm từ khóa gợi ý giúp dễ dàng trong việc chọn lọc từ khóa
- Dữ liệu được cập nhật thường xuyên và chính xác
- Được cung cấp bởi bên thứ ba hàng đầu hiện tại Ahrefs
- Cho phép nghiên cứu từ khóa trên nhiều nền tảng như: Youtube, Bing,…
Nhược điểm
- Hạn chế số lượng từ khóa gợi ý, cần nâng cấp lên bản trả phí để xem toàn bộ
- Thiếu một vài thông số cần thiết như: Xu hướng tìm kiếm
Nên sử dụng khi nào?
Cá nhân mình khuyên bạn nên sử dụng Keyword Generator để thực hiện nghiên cứu từ khóa. Bởi công cụ này cung cấp chính xác lưu lượng tìm kiếm hàng tháng và được cập nhật liên tục. Bên cạnh đó, nó cũng đưa ra nhiều cụm từ khóa gợi ý ở phạm vi hẹp, ngách để bạn có thể dễ dàng lọc từ khóa ít cạnh tranh hơn.
Đây cũng là công cụ nghiên cứu từ khóa Youtube tuyệt vời, mà bạn không nên bỏ qua.
4. Keyword Surfer
Keyword Surfer là một tiện ích mở rộng (extensions) miễn phí trên trình duyệt cho phép bạn nghiên cứu từ khóa khi tìm kiếm trên Google. Để sử dụng extensions này, bạn cần thêm nó vào trình duyệt của bạn.
Hiện tại, tiện ích mở rộng này đang có hơn 200.000 lượt tải xuống và sử dụng. Một con số không quá ấn tượng so với những gì mà nó mang lại.
Cách sử dụng Keyword Surfer
Công cụ này kết hợp với các tìm kiếm của bạn trên Google.
Ví dụ: khi Thiều thực hiện tìm kiếm trên hộp tìm kiếm của Google với từ khóa “tiếp thị liên kết” thì công cụ sẽ đưa ra cho bạn các thông tin như: số lượng tìm kiếm hàng tháng, mức độ giống với từ khóa bạn tìm kiếm.
Ưu điểm
- Hoàn toàn miễn phí
- Trả về lưu lượng tìm kiếm ngay khi bạn tìm kiếm trên Google
- Đưa ra gợi ý về các từ khóa liên quan và lưu lượng tìm kiếm hàng tháng
Nhược điểm
- Hạn chế số lượng từ khóa liên quan
- Thiếu một vài thông số cần thiết như: Xu hướng tìm kiếm, độ cạnh tranh
- Nhiều cụm từ khóa không có lưu lượng tìm kiếm và từ khóa gợi ý
Nên sử dụng khi nào?
Nhìn chung, bạn nên cài đặt tiện ích này để giúp việc nghiên cứu từ khóa trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đây cũng là một tiện ích mở rộng hiếm hỏi cho thấy số lượng tìm kiếm hàng tháng và cho bạn các từ khóa liên quan nhất với từ khóa chính.
5. Google Trend
Một công cụ nghiên cứu từ khóa của Google miễn phí khác là Google Trend (hay còn gọi là Google xu hướng) cho bạn biết các mức độ tăng trưởng của các cụm từ khóa.
Cách sử dụng Google Trend
Việc sử dụng Google Trend cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần truy cập vào Google Trend và nhập từ khóa (chủ đề, cụm từ khóa) mà bạn cần tìm kiếm.
Ngoài việc cho phép bạn nghiên cứu về các cụm từ khóa thì nó còn cho phép bạn phân tích về các chủ đề.
Ví dụ: mình muốn tìm kiếm về chủ đề “Thiết bị thông minh”. Và đây là các thông số bạn có thể nhận thấy được.
Mình chỉnh sửa mốc thời gian là 5 năm để biết được sự tăng trưởng của cụm từ khóa này. Qua biểu đồ trên thì bạn có thể dễ dàng nhận thấy chủ đề này được tìm kiếm nhiều nhất là vào khoảng đầu năm 2020.
Có nghĩa là những năm gần đây người dùng đang quan tâm đến việc sử dụng các thiết bị thông minh. Còn trong năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh lên chủ đề này đang không được tìm kiếm nhiều.
Cuối cùng, bạn có thể thấy được những chủ đề hay cụm từ khóa liên quan và mức độ tăng trưởng của nó.
Ưu điểm
- Công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí từ Google
- Cho biết được xu hướng tìm kiếm của người dùng theo từng khoảng thời gian khác nhau
- Đưa ra xu hướng về các cụm chủ đề và cụm từ khóa liên quan
- So sánh về xu hướng tìm kiếm giữa các khu vực khác nhau
Nhược điểm
- Hạn chế về từ khóa gợi ý liên quan
- Không cung cấp lưu lượng tìm kiếm về từ khóa
Nên sử dụng khi nào?
Như vậy, công cụ này phù hợp với những trang bán hàng hay dịch vụ. Để giúp bạn theo dõi được sự tăng trưởng của từ khóa. Hay tìm kiếm những chủ đề tiềm năng để bắt đầu một blog bán hàng.
6. Keyword Everywhere
Cũng giống như Keyword Surfer đây là một tiện ích (extensions) trên trình duyệt. Tuy nhiên, để có thể hiển thị số lượng tìm kiếm hàng tháng thì bạn cần nâng cấp lên gói trả phí.
Để cài đặt tiện ích này bạn có thể vào phần tiện ích của trình duyệt hoặc tìm kiếm trên Google để cài đặt tiện ích.
Đến thời điểm hiện tại, Keyword Everywhere đã nhận được hơn 1 triệu lượt tải xuống và sử dụng.
Cách sử dụng Keyword Everywhere
Đây cũng là một tiện ích mở rộng hoạt động song song với Google. Khi bạn thực hiện tìm kiếm từ khóa trên hộp tìm kiếm của Google, công cụ này sẽ đưa ra các từ khóa liên quan đến từ khóa mà bạn tìm kiếm.
Và dưới đây là kết quả sau khi cài đặt. Khi bạn tìm kiếm một cụm từ khóa trên Google ở thanh bên trái sẽ hiển thị các gợi ý.
Ưu điểm
- Hoàn toàn miễn phí
- Dễ dàng cài đặt và sử dụng
- Đưa ra các từ khóa liên quan về cụm từ khóa mà bạn tìm kiếm
Nhược điểm
- Hạn chế về số lượng từ khóa liên quan
- Cần nâng cấp bản trả phí để biết được lưu lượng tìm kiếm
Nên sử dụng khi nào?
Nhìn chung, bạn có thể sử dụng cả Keyword Everywhere và Keyword Surfer để nghiên cứu từ khóa.
7. AnswerThePublic
Công cụ giúp bạn đưa ra các ý tưởng từ khóa hoàn toàn miễn phí. AnswerThePublic không cung cấp cho bạn lượng tìm kiếm hay độ khó của từ khóa – nhưng nó là rất hữu ích để cho bạn các ý tưởng về từ khóa.
Cách sử dụng AnswerThePublic
Để sử dụng bạn chỉ cần truy cập vào trang chủ của họ, thay đổi vị trí địa lý và nhập từ khóa mà bạn đang muốn nghiên cứu.
Việc sử dụng công cụ này cho bạn hàng trăm ý tưởng liên quan về từ khóa mà tìm kiếm.
Trên đây chỉ là một phần trong tất cả kết quả trả về. Và với bản miễn phí bạn sẽ bị giới hạn các từ tìm kiếm trong một ngày (nhưng mình vẫn xếp nó vào công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí là bởi bạn không cần và không nên nâng cấp lên bản trả phí).
Ưu điểm
- Hoàn toàn miễn phí
- Dễ dàng sử dụng
- Cung cấp nhiều từ khóa liên quan
Nhược điểm
- Giới hạn số lượng tìm kiếm trong ngày
- Không có lưu lượng tìm kiếm hàng tháng
Nên sử dụng khi nào?
Bạn nên sử dụng công cụ này khi đang thiếu ý tưởng về chủ đề bài viết. Vì công cụ này cung cấp rất nhiều các từ khóa liên quan để giúp bạn lọc ra được những từ khóa mới hoặc những từ khóa tiềm năng.
8. Keyword Sheeter
Một công cụ cho bạn hàng nghìn ý tưởng về cụm từ khóa mà bạn tìm kiếm. Nó hoạt động bằng cách lấy các từ khóa liên quan từ Google.
Cách sử dụng Keyword Sheeter
Việc sử dụng Keyword Sheeter cũng giống như các công cụ nghiên cứu từ khóa khác. Bạn cần chuyển vị trí địa lý và ngôn ngữ trước khi thêm cụm từ khóa mà bạn cần tìm kiếm.
Trên đây là danh sách từ khóa gợi ý liên quan đến cụm từ khóa mà bạn muốn tìm kiếm.
Ưu điểm
- Dễ dàng sử dụng
- Hoàn toàn miễn phí
- Đa dạng từ khóa liên quan
Nhược điểm
- Không có lưu lượng tìm kiếm hàng tháng
Nên sử dụng khi nào?
Nhìn chung, đây là một công cụ nghiên cứu từ khóa đơn giản phù hợp trong việc đưa ra các ý tưởng về cụm từ khóa cho bài viết của bạn. Sau đó, bạn có thể dùng những cụm từ khóa này để tìm kiếm trên các công cụ nghiên cứu từ khóa cung cấp cho bạn thông tin về số lượng tìm kiếm hàng tháng và mức độ cạnh tranh của từ khóa.
9. Hộp tìm kiếm Youtube
Công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí cuối cùng trong danh sách này là hộp tìm kiếm Youtube.
Cách sử dụng box tìm kiếm trên Youtube
Việc sử dụng box tìm kiếm trên Youtube khá đơn giản, bạn chỉ cần điền cụm từ khóa trên thanh tìm kiếm trên Youtube.
Hộp tìm kiếm sẽ tự động điền khi bạn nhập từ khóa. Những từ khóa tự động điền này đều là những từ khóa tiềm năng mà người dùng đang tìm kiếm trên Youtube. Vậy nên, đây là những ý tưởng tuyệt vời để bạn có thể khai thác của trên Youtube và Google.
Ưu điểm
- Dễ dàng sử dụng
- Hoàn toàn miễn phí
- Bao gồm các từ khóa liên quan mà người dùng thường tìm kiếm
Nhược điểm
- Hạn chế từ khóa liên quan
- Không có lưu lượng tìm kiếm
Nên sử dụng khi nào?
Bạn nên sử dụng mỗi khi bạn nghiên cứu từ khóa. Vì những từ khóa gợi ý này đều là những từ khóa mà người dùng thực hiện tìm kiếm thường xuyên trên Youtube.
10. Ahrefs
Đây là công cụ nghiên cứu từ khóa và phân tích Website/Blog tốt nhất trên thị trường. Ngoài việc cung cấp cho bạn các công cụ nghiên cứu từ khóa, nó còn cho phép bạn phân tích toàn bộ Website của bạn cũng như đối thủ cạnh tranh – để biết họ đang SEO như thế nào để có những cụm từ khóa top 1 và giúp bạn đánh bật họ.
Cách sử dụng Ahrefs
Để sử dụng bạn cần chọn “Sign in” để đăng nhập và xác nhận quyền sở hữu tên miền của bạn.
Đối với bản miễn phí thì bạn được phép sử dụng các tính năng như: theo dõi lượng backlink, xếp hạng trang, xếp hạng từ khóa, phân tích Website (lỗi cần khắc phục và điểm đã làm tốt). Bạn có thể tham khảo chi tiết cách đăng ký và sử dụng Ahrefs tại đây.
Còn để nghiên cứu được từ khóa hay phân tích đối thủ cạnh tranh thì bạn cần phải nâng cấp lên gói trả phí.
Ưu điểm
- Dữ liệu trả về chính xác cao
- Trả về nhiều từ khóa liên quan
- Có thể nghiên cứu từ khóa của đối thủ
- Cung cấp đầy đủ thông tin về cụm từ khóa
Nhược điểm
- Cần phải trả phí mới có thể nghiên cứu từ khóa
- Chi phí sử dụng cao
Nên sử dụng khi nào?
Nhìn chung, Ahrefs được đánh giá là công cụ nghiên cứu từ khóa Google tốt nhất hiện tại. Nó cung cấp dữ liệu một cách vô cùng chính xác và đầy đủ. Tuy nhiên, để sử dụng thì bạn cần phải trả phí và chi phí cũng không hề rẻ.
Do đó, theo mình thì bạn chỉ nên sử dụng bản miễn phí của Ahrefs để có thể phân tích được dữ liệu Website của bạn.
11. Google Keyword Tool
Đây là công cụ nghiên cứu từ khóa đa năng, bạn có thể nghiên cứu từ khóa trên các nền tảng như: Google, Youtube, Bing, Amazon v.v… Và điều đặc biệt là giao diện thân thiện với người dùng (rất dễ dàng sử dụng).
Hơn thế, công cụ này cũng là một công cụ nghiên cứu từ khóa cho phép bạn sử dụng miễn phí. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều điểm hạn chế.
Cách sử dụng Google Keyword Tool
Để sử dụng bạn chỉ cần truy cập vào trang Keywordtool.io.
Sau đó, chọn nền tảng mà bạn cần phân tích từ khóa, chọn quốc gia và tiến hành nhập từ khóa mà bạn muốn tìm kiếm.
Ví dụ: Thiều muốn nghiên cứu từ khóa về “Affiliate Marketing” và đây là kết quả nhận được.
Có khoảng hơn 300 kết quả trả về cho từ khóa này. Tuy nhiên, bạn chỉ nhận được các thông số cho khoảng 5 từ khóa đầu tiên (thường thì sẽ ít hơn). Để có thể biết thêm thì bạn cần nâng cấp lên gói trả phí.
Ưu điểm
- Cho phép sử dụng miễn phí nhưng hạn chế hiển thị lưu lượng tìm kiếm
- Dễ dàng thao tác và sử dụng
- Cho phép nghiên cứu trên nhiều nền tảng khác nhau
- Trả về nhiều từ khóa liên quan
- Dữ liệu trả về chính xác cao, dựa trên Google Autocomplete
Nhược điểm
- Cần trả phí nếu muốn sử dụng đầy đủ tính năng
Nên sử dụng khi nào?
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm công cụ nghiên cứu từ khóa trả phí để sử dụng thì Google Keyword Tool là công cụ trả phí hàng đầu mà bạn nên sử dụng. Bởi dữ liệu trả về rất chính xác và gồm nhiều từ khóa liên quan.
Hơn thế, chi phí sử dụng cũng không quá cao như Ahrefs và bạn có thể sử chung để giảm bớt chi phí.
12. SEMrush
Đây là một công cụ nghiên cứu từ khóa tương tự như Ahrefs, nó cũng giúp thêm các dự án của bạn vào. Điều đặc biệt ở SEMrush là với bản miễn phí thì bạn cũng có thể phân tích Website/Blog đối thủ ở mức độ cơ bản.
Cách sử dụng SeMrush
Bạn cần truy cập vào trang chủ của SeMrush để đăng ký tài khoản và thêm website của bạn, để SeMrush có thể phân tích tổng thể website của bạn.
Nhìn chung, nó hoạt động khá giống Ahrefs. Điểm khác biệt ở gói miễn phí là SEMrush cung cấp một số tính năng mà Ahrefs không cho phép bạn làm. Vậy nên, nếu bạn muốn sử dụng bản miễn phí thì bạn có thể sử dụng đồng thời cả Ahrefs và SEMrush.
Ưu điểm
- Cho phép nghiên cứu từ khóa của đối thủ
- Cung cấp đầy đủ thông tin về cụm từ khóa bạn tìm kiếm
- Trả về nhiều từ khóa liên quan
Nhược điểm
- Cần nâng cấp bản trả phí để nghiên cứu từ khóa
Nên sử dụng khi nào?
Bạn nên sử dụng khi muốn nghiên cứu từ khóa của đối thủ cạnh tranh, để có thể biết được đối thủ đang SEO mạnh về cụm từ khóa nào. Để có thể dễ dàng vượt lên trên đối thủ. Ahrefs cũng làm điều này rất tốt nhưng chi phí khá cao. Vậy nên, SeMrush có thể sẽ là lựa chọn tốt dành cho bạn.
13. KWFinder
Đây là một công cụ nghiên cứu từ khóa với giao diện rất trực quan và dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên, bạn cần trả phí trước khi có thể bắt đầu làm bất cứ điều gì trên đây.
Cách sử dụng KWFinder
Bạn cần truy cập vào trang chủ, thực hiện tạo tài khoản và sử dụng bản dùng thử của họ trước khi bạn có thể làm bất cứ điều gì khác.
Công cụ cho phép bạn được sử dụng miễn phí trong 10 ngày. Vậy nên, bạn có thể thử sử dụng nó trước khi nghĩ đến việc trả phí để sử dụng nó.
Ưu điểm
- Dễ dàng thao tác và sử dụng
- Dùng thử miễn phí trong 10 ngày
- Đa dạng từ khóa liên quan
- Bộ lọc cung cấp đầy đủ thông tin về từ khóa
Nhược điểm
- Cần trả phí hoặc dùng thử mới có thể thao tác
Nên sử dụng khi nào?
Nhìn chung, đây là công cụ nghiên cứu từ khóa hàng đầu nếu như bạn sẵn sàng trả phí để sử dụng dịch vụ nghiên cứu từ khóa. Bởi đây công cụ nghiên cứu từ khóa chuyên dụng gồm tất cả thông tin về từ khóa mà bạn tìm kiếm cùng với đó là rất nhiều từ khóa liên quan.
Cuối cùng, nó rất dễ dàng sử dụng, thân thiện với người mới bắt đầu và chi phí được đánh giá là rẻ nhất trong danh sách các công cụ nghiên cứu từ khóa hàng đầu.
14. Spineditor
Đây là công cụ nghiên cứu từ khóa của người Việt. Bạn cần sử dụng gói trả phí trước khi có thể làm bất cứ điều gì với nó. Tin vui là, khi đăng ký tài khoản bạn sẽ được dùng thử 3 ngày trước khi thanh toán, chi phí rất rẻ chỉ 1000đ/ngày.
Cách sử dụng Spineditor
Ngoài ra, nó cũng cho phép bạn kiểm tra thứ hạng bài viết trên Website/Blog của bạn. Để sử dụng bạn cần chọn “Đăng ký nhanh” để tạo tài khoản.
Trên đây là kết quả trả về khi mình thực hiện tìm kiếm với cụm từ khóa “viết bài chuẩn seo”, kết quả khá chính xác và cung cấp đầy đủ dữ liệu về từ khóa.
Ưu điểm
- Dễ dàng sử dụng
- Dữ liệu trả về chính xác
- Đầy đủ các thông tin về cụm từ khóa
- Nhiều tính năng nổi bật khác: check thứ hạng từ khóa, check index,…
Nhược điểm
- Hạn chế cụm từ khóa liên quan
Nên sử dụng khi nào?
Mình nhận thấy nhiều cá nhân và doanh nghiệp SEO đều đang sử dụng Spineditor vì chi phí rẻ, dữ liệu cũng khá khớp so với những công cụ nghiên cứu từ khóa hàng đầu khác. Hơn thế, nó cũng cung cấp nhiều tính năng cần thiết như: check thứ hạng từ khóa, check index.
Cá nhân mình cũng đang sử dụng Spineditor để nghiên cứu từ khóa và theo mình thì khá hiệu quả.
15. Twinword Ideas
Đây là một công cụ nghiên cứu từ khóa trả phí. Tuy nhiên, nó cho phép bạn thực hiện tìm kiếm từ khóa miễn phí (có giới hạn) khoảng 2 lần / ngày.
Cách sử dụng Twinword Ideas
Việc sử dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần truy cập vào trang chủ và thực hiện một vài thay đổi như sau.
Bạn chỉ cần thay đổi vị trí địa lý và bắt đầu nhập từ khóa mà bạn cần tìm kiếm. Và dưới đây là kết quả khi mình thực hiện tìm kiếm với cụm từ khóa “làm đẹp“.
Một số thông tin bạn cần biết như: AVG (đây là lượng tìm kiếm hàng tháng), SEO (mức độ canh tranh trên thang 100), Paid (mức độ cạnh tranh trả phí, quảng cáo để hiển thị).
Ưu điểm
- Dễ dàng thao tác và sử dụng
- Cung cấp đầy đủ dữ liệu về cụm từ khóa
- Đề xuất nhiều từ khóa liên quan
Nhược điểm
- Không tương thích với ngôn ngữ tiếng Việt
Nên sử dụng khi nào?
Mình thấy khi nghiên cứu từ khóa với Twinword thường xảy ra lỗi với các cụm từ mà bạn nhập. Vậy nên, bạn chỉ nên sử dụng tính năng miễn phí mà họ cung cấp.
Kết luận: Công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất tổng thể
Có khá nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa – điều này gây khó khăn trong việc lựa chọn. Và dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể lựa chọn công cụ nghiên cứu từ khóa phù hợp.
- Công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí tốt nhất: Công cụ miễn phí tốt nhất cần phải nhắc đến đó là Google Keyword Planner. Công cụ này cho bạn biết được lưu lượng tìm kiếm hàng tháng của từ khóa, mức độ tăng trưởng và độ cạnh tranh.
- Công cụ nghiên cứu từ khóa trả phí tốt nhất: Công cụ nghiên cứu từ khóa trả phí tốt nhất hiện tại là Ahrefs. Tuy nhiên, chi phí sử dụng Ahrefs khá cao. Vậy nên, đề xuất của mình là Google Keyword Tool.
- Công cụ nghiên cứu từ khóa rẻ nhất: Đó là Spineditor – công cụ nghiên cứu từ khóa của người Việt. Với chi phí chỉ 30.000VND / tháng.
Trên đây, là tất cả những công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí và trả phí tốt nhất thời điểm hiện tại. Bạn có thể sử dụng kết hợp chúng để có kết quả tốt nhất. Nếu có bất kỳ thay đổi gì trong tương lai thì Thiều sẽ cập nhật nó ở đây.